1.Thông tin vĩ mô Thế giới
– J.P.Morgan: Kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái nhẹ trong năm 2023? Các nhà kinh tế học của hãng dịch vụ tài chính J.P.Morgan ngày 17-11 vừa đưa ra dự báo, kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với “cuộc suy thoái nhẹ” vào nửa đầu năm 2023, trong bối cảnh Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) nhiều khả năng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Do tổng cầu giảm, J.P.Morgan dự báo, nền kinh tế Mỹ có thể mất 1 triệu việc làm vào giữa năm 2024, khiến Fed phải “lỏng tay” trong việc áp dụng các chính sách tiền tệ và từ quý II-2024 sẽ giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm mỗi quý.
– Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhóm G20 tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại toàn cầu; xử lý nợ và đầu tư cho khả năng phục hồi kinh tế. Bà Kristalina Georgieva mong muốn G20 đẩy mạnh việc hỗ trợ trong giải quyết những thách thức mà thế giới hiện đang phải đối mặt.
– Chính quyền thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) cam kết đẩy nhanh việc mở lại các trung tâm mua sắm và siêu thị vốn bị đóng cửa nhằm tạo điều kiện cho nỗ lực kiểm soát và phòng ngừa dịch Covid-19 của chính quyền.
2. Thị trường chứng khoán Việt Nam
– Thị trường chứng khoán Việt Nam có tuần giao dịch tương đối thận trọng. Vn-Index giảm điểm liên tiếp ba phiên đầu tuần và hồi phục hai phiên sau đó. Nổi bật, trong phiên giao dịch cuối tuần chỉ số có sự hồi phục mạnh mẽ khi bật tăng tốt với động lức chính đến từ các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, chứng khoán hay bất động sản. Tính cho cả tuần, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 2.13 điểm và đóng cửa tại mức 971,46 điểm, lên mức 971.46 điểm. Thanh khoản trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 605 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 14.63% so với tuần giao dịch trước đó.
– Nhóm Vn30 có diễn biến suy yếu hơn thị trường chung khi kết thúc tuần giao dịch giảm 3,71 điểm và đóng cửa tại mức 967,49 điểm. Các cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến Vn30-Index trong tuần được phân bổ đều cho 6 ngành (Ngân hàng, Thực phẩm & Đồ uống, Năng lượng, Vật liệu, Hàng tiêu dùng lâu bền), trong đó BID, VNM và GVR là 3 cố phiếu ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số. Ở chiều ngược lại, GAS, NVL và VCB là 3 gây áp lực lớn lên chỉ số.
– Khối ngoại tiếp tục giải ngân ròng hơn 1.750 tỷ đồng vào thị trường. Dẫn đầu là VNM và chứng chỉ quỹ VN-Diamond (FUEVFVND) với giá trị mua ròng lần lượt 285 tỷ đồng và 248 tỷ đồng. Bên phía bán ròng, DGC là cổ phiếu bị bán mạnh nhât với giá trị 242 tỷ đồng, NVL đứng thứ 2 với giá trị 207 tỷ đồng.
3. Chiến lược giao dịch
– Trên đồ thị tuần, Vn-Index hình thành cây nến “long legged doji” cùng thanh khoản sụt giảm khi kiểm định lại mốc 935 điểm cho thấy áp lực cung đã có phần suy giảm. Trên đồ thị ngày, Vn-Index kết phiên cuối tuần với cây nến tăng điểm “marubozu” với giá đóng cửa ở mức cao nhất ngày đi kèm gap tăng giá cho thấy lực cầu đang chiếm ưu thế hơn. Chỉ báo kỹ thuật RSI cũng đang cho các tín hiệu phân kỳ dương khi liên tục tạo các mức đáy cao hơn khi Vn-Index giảm điểm. Với diễn biến hiện tại, chúng tôi cho rằng Vn-Index sẽ tiếp tục hồi phục để kiểm định lại ngưỡng 985 điểm. Trong trường hợp kiểm định thất bại kèm theo sự thiếu vắng của dòng tiền trong những phiên tăng điểm, nhiều khả năng chỉ số sẽ cần đều chỉnh để kiểm định lại mức đáy cũ 875-900 điểm. Chúng tôi kỳ vọng về kịch bản Vn-Index vượt mức 985 điểm và xuất hiện các phiên bùng nổ từ đó xác nhận nhịp hồi phục ngắn hạn của thị trường.
– Vn30-Index có diễn biến tương đồng thị trường chung. Trong phiên tiếp theo, chỉ số Vn30-Index có thể bật tăng theo quán tính và tạm thời chinh phục đường trung bình động 20 ngày (quanh mức 970 điểm) vào đầu ngày trước khi cân bằng trở lại. Vùng kháng cự gần trên chỉ số là vùng 970-985 điểm. Trong khi đó, hỗ trợ gần của chỉ số là khu vực 957 điểm. Thị trường đang xuất hiệnc các tín hiệu hồi phục ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân trong các phiên điều chỉnh, rung lắc của thị trường đối với các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và được hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô. Lưu ý: tỷ trọng giải ngân không quá 30% trên tổng NAV. Các hoạt động trading (T+) có thể mở tại thời điểm hiện tại.
4. Cổ phiếu lưu ý:
Nhà đầu tư có thể tập trung vào những nhóm cổ phiếu theo xu thế dòng tiền, ưu tiên thanh khoản cao, KQKD Q3 tích cực, dòng tiền tốt và vay nợ ít hoặc định giá đã chiết khấu sâu như: Ngân hàng, Dầu khí, thực phẩm, bán lẻ, thực phẩm, Điện… Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao có thể canh mua các cổ phiếu giảm sâu trong các nhóm ngành như Chứng khoán, Thép, VLXD…với kỳ vọng rủi ro cao đi kèm với lợi nhuận cao.