Nhận Định Thị Trường Chứng Khoán (26/09/2022-30/09/2022)

Tổng quan thị trường:

Nối dài chuỗi giảm điểm trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục chịu thử thách ngưỡng tâm lý 1.200 điểm khi bước sang tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp và đã tiệm cận thị trường giá xuống, tâm lý nhà đầu tư thận trọng khi các thông tin tác động đến thị trường ở cả trong và ngoài nước đều bất lợi. VN-Index lao dốc ngay phiên giao dịch đầu tuần với mức giảm gần 29 điểm trên hầu hết các nhóm ngành cùng hiện sắc đỏ, nổi bật trong đó là đà giảm của các ngành như chứng khoán, thép, phân bón hay bất động sản khu công nghiệp. Những phiên sau đó, chỉ số liên tục tăng giảm đan xen nhau với thanh khoản thấp, cho thấy sự thận trọng lớn đến từ nhà đầu tư trước áp lực bán tháo ngày một gia tăng. Tính cho cả tuần, VN-Index giảm tổng cộng 30.75 điểm, xuống mức 1,203.28 điểm. Thanh khoản suy giảm trở lại về mức thấp nhất 2 tháng qua với khối lượng khớp lệnh trung bình sàn HOSE chỉ đạt hơn 452 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 4.1% so với tuần giao dịch trước.

Nhóm Vn30 cũng diễn biến tương tự thị trường chung với mức giảm khá tiêu cực. Tính cho cả tuần, chỉ số Vn30-Index giảm 37.37 điểm đóng cửa tại mức 1215.41 điểm. Về mức độ ảnh hưởng VCBVHMVPBTCB và MSN là những mã có tác  động tiêu cực nhất đến Vn30-Index trong tuần qua, riêng VCB đã lấy đi gần 5 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, GASBVHVNM hay SAB là những mã có tác động tích cực đến chỉ số.

Chiến lược giao dịch:                   

Chỉ số Vn-Index tiếp tục duy trì đà giảm và chủ yếu giao động xung quanh ngưỡng tâm lý 1.200 điểm trong tuần vừa qua. Đây vừa là ngưỡng hỗ trợ tâm lý vừa là ngưỡng hỗ trợ Fibonacci 38.2% kẻ từ đáy tháng 3/2020 đến đỉnh tháng 12/2021 tương ứng ngưỡng 1.197 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI tiếp tục hướng về vùng quá bán, MACD tiếp tục duy trì hướng xuống trong chu kỳ âm đều báo hiệu sự suy yếu về xu hướng giá ngắn hạn. Trong kịch bản cơ bản, khả năng chỉ số VN-Index vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh khi các tín hiệu kỹ thuật vẫn đang khá yếu và có khả năng tiệm cận sát đáy tháng 7 ở vùng hỗ trợ 1.165 điểm. Khung dao động tuần tới khả năng sẽ trong khoảng 1.165 – 1.205 điểm. Trên đồ thị ngày, VN-Index đã thủng ngưỡng hỗ trợ 23.6% Fibo tương ứng vùng 1.234 điểm sau thông tin tăng lãi suất của Fed. Chỉ số VN-Index đang tạm dừng chân ở vùng hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn là vùng 1.202 – 1.220 điểm. Như vậy nếu vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 điểm +/-20 có thể được giữ vững thì kịch bản có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật vào cuối tuần khi các thông tin tiêu cực qua đi, hoặc kịch bản xấu hơn chỉ số sẽ điều chỉnh dần về quanh ngưỡng 1165 khi thông tin về lãi suất dần được “thẩm thấu” vào tâm lý giao dịch. Xu hướng giảm của VN-Index đang khá rõ với thanh khoản giảm khi dòng tiền thận trọng do đó chúng tôi giữ quan điểm nhà đầu tư nên tiếp tục thực hiện chiến lược phòng thủ, đưa tỷ trọng tiền mặt về mức cao và chỉ cân nhắc giải ngân khi chỉ số tiệm cận sát những vùng hỗ trợ mạnh và có sự cân bằng trở lại.

Chỉ số Vn30-Index diễn biến đồng thuân với đà giảm chung toàn thị trường, thanh khoản tiếp tục sụt giảm do sự luân chuyển của dòng tiền sang các nhóm Midcap và Smallcap khiến nhóm cổ phiếu trụ thiếu đi lực cầu hỗ trợ. Với diễn biến hiện tại Vn30-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng đáy hỗ trợ quanh 1.198-1.220. Nhà đầu tư nắm giữ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nên duy trì vị thế và quan sát các tín hiệu thị trường để gia tăng tỷ trọng khi chỉ số về vùng cận dưới của biên tích lũy và có tín hiệu đảo chiều, hoặc giảm tỷ trọng danh mục nếu chỉ số thủng ngưỡng hỗ trợ này. Ngoài ra, các hoạt động trading ngắn hạn chỉ nên thực hiện khi xảy ra nhịp điều chỉnh rung lắc mạnh của thị trường.

Đồ thị kỹ thuật Vn-Index khung thời gian ngày  
Đồ thị kỹ thuật Vn-Index khung thời gian tuần  

 

Đồ thị kỹ thuật Vn30- Index khung thời gian ngày  

 

Đồ thị kỹ thuật Vn30- Index khung thời gian tuần  

 

Cổ phiếu lưu ý:

Bên cạnh nhóm đầu tư công là nhóm ngành chủ đạo chúng tôi tập trung theo dõi trong tình hình hiện tại, chúng tôi nhận thấy xu hướng thận trọng sẽ hướng dòng tiền vào một số ngành mang tính phòng thủ cao như: Sản xuất và phân phối điện, Bán lẻ, thực phẩm, Xây dựng, …Ngoài ra một số ngành hút được dòng tiền và có thể xem xét giải ngân tại các vùng hỗ trợ thấp như: Thép, hóa chất, dầu khí… cũng nên được cân nhắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *