Fibo Capital và tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp M&A

Hoạt động kinh doanh cốt lõi tốt, dòng tiền ổn định, chi phí vận hành thấp… là một số điều kiện các doanh nghiệp cần đáp ứng trong quá trình chọn lựa M&A của Fibo Capital…

Ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Fibo Capital.
Ông Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Fibo Capital.

Mua bán và sáp nhập (M&A) – Hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp là một trong những lĩnh vực trụ cột của Công ty Cổ phần Đầu tư Fibo Capital (FBC).

Để lựa chọn được những công ty phù hợp với nguyên tắc đầu tư bảo toàn vốn, tập trung vào giá trị nội tại, hướng đến tăng trưởng bền vững; FBC có cách tiếp cận, thẩm định và triển khai các bước trong quy trình M&A một cách bài bản và chuyên nghiệp.

Cụ thể, Fibo Capital dựa trên các tiêu chí trọng yếu để lựa chọn công ty khi thực hiện dự án đầu tư/M&A, bao gồm: Công ty có hoạt động kinh doanh cốt lõi tốt, dòng tiền kinh doanh tốt (ưu tiên đơn vị có chi phí vốn/chi phí vận hành thấp); các công ty đang trong chu kỳ tăng trưởng (doanh số tăng, lượng khách hàng tăng, thương hiệu được ưa chuộng, sản phẩm nhiều ưu thế…).

Bên cạnh đó, các công ty được lựa chọn thường là những công ty có các lợi thế kinh doanh (giá, thương hiệu, ưu đãi chính sách…) và có khả năng mở rộng (scale up) như mô hình chuỗi, hoặc các dự án đã hoàn thiện đầu tư hạ tầng, hoặc đạt điểm hòa vốn sản phẩm và cần dòng tiền để mở rộng kinh doanh…

Fibo Capital ưu tiên đầu tư vào các công ty/dự án thuộc các lĩnh vực thiết yếu và là trụ cột nền kinh tế như: Sản xuất, xuất nhập khẩu, ngành hàng tiêu dùng (FMCG)…

Công ty đặc biệt lựa chọn những doanh nghiệp có yếu tố mới, như sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, sử dụng các nguyên liệu bảo vệ môi trường và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Để lựa chọn doanh nghiệp M&A, Fibo Capital đề ra một quy trình chặt chẽ gồm 10 bước, qua 4 cấp thẩm định. Điều này giúp FBC giảm thiểu rủi ro trong khâu lựa chọn, hỗ trợ quá trình ra quyết định dựa trên việc phân tích và dữ liệu (data – driven), tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

Theo đó, quá trình thẩm định chuyên sâu tập trung vào 5 yếu tố then chốt, bao gồm: Hệ thống kinh doanh, Tài chính, Pháp lý, Con người và Rủi ro.

Tất cả các yếu tố này sẽ được Hội đồng đầu tư thẩm định và đánh giá theo thang điểm tiêu chuẩn của FBC. Khối M&A và Ban định giá sẽ là các bộ phận chuyên môn thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, đánh giá doanh nghiệp ở các bước đầu tiếp xúc. Quyết định cuối cùng thuộc về Hội đồng Quản trị FBC phê duyệt.

Quy trình thẩm định chuyên sâu (Due Diligence) như vậy nhằm đảm bảo công ty có cái nhìn khách quan và trung thực về doanh nghiệp, qua đó có thể nhìn thấu tiềm năng và giá trị nội tại của doanh nghiệp. Trên nền tảng đó, FBC trong vai trò cổ đông chiến lược, vừa định hướng tầm nhìn và chiến lược phát triển, đồng thời bổ sung dòng tiền kinh doanh tương xứng, nhằm đưa doanh nghiệp phát triển theo đúng lộ trình và xứng tầm với nội lực vốn có của họ.

Với quy trình thẩm định bài bản thông qua các tiêu chí lựa chọn rõ ràng và thang điểm đánh giá chặt chẽ, Fibo Capital hứa hẹn sẽ trở thành bệ phóng vững chắc của các công ty, dự án tiềm năng; đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển bền vững.

* Thông tin chi tiết:

Công ty Cổ phần Đầu tư Fibo Capital Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 3 tháp A, tòa nhà Big Tower – số 18 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 024 32032958/ 0981 532958
Email: info@fibocapital.vn
Website: www.fibocapital.vn

Link bài viết: https://vneconomy.vn/fibo-capital-va-tieu-chi-lua-chon-doanh-nghiep-ma.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *