Tổng quan thị trường:
Thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm sang tuần thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư thận trọng đứng ngoài quan sát trong tuần có nhiều sự kiện tác động đến diễn biến thị trường, từ báo cáo lạm phát tháng 8 từ Mỹ đến phiên đáo hạn phái sinh và các quỹ ETF cơ cấu danh mục. VN-Index tăng tương đối tốt vào đầu tuần nhưng lại nhanh chóng đảo chiều về lại mức tham chiếu, tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực hơn sau khi báo cáo lạm phát quan trọng tháng 8 của Mỹ tăng mạnh hơn dự báo, khiến các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán thế thới đồng loạt giảm mạnh, theo đó VN-Index cũng lao dốc trong phiên giao dịch giữa tuần. Chỉ số có sự hồi phục sau đó, những là không đủ khi trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index tiếp tục lao dốc giảm gần 12 điểm. Tính cho cả tuần, VN-Index giảm tổng cộng 14.75 điểm, xuống mức 1,234.03 điểm. Thanh khoản trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 471 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 18.78 % so với tuần giao dịch trước.
Nhóm Vn30 biến động tương đồng với thị trường chung, nhưng có sự hồi phục tích cực hơn vào cuối tuần. Tính cho cả tuần, chỉ số Vn30-Index giảm 10.04 điểm đóng cửa tại mức 1285.78 điểm. Về mức độ ảnh hưởng, MSN, BID, SAB và GAS là những mã có tác động tích cực nhất đến Vn30-Index trong tuần qua. Ở chiều ngược lại, bộ đôi BCM, EIB là những mã có tác động tiêu cực đến chỉ số.
Chiến lược giao dịch:
Đồ thị tuần VN-Index liên tục giảm điểm sau khi test ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% ở khu vực 1.234 điểm, đồng thời đây cũng là vùng hỗ trợ có mặt của đường MA50, thanh khoản tiếp tục giảm đồng thời chỉ số vận động giảm dần cho thấy áp lực điều chỉnh ngắn hạn đang gia tăng, nhịp hồi phục kéo dài 3 tháng đã bắt đầu rơi vào thời kỳ điều chỉnh. Trong kịch bản giảm điểm vẫn tiếp tục thì vùng 1,140-1,160 điểm (tương đương đáy cũ tháng 07/2022 và 05/2022) sẽ là hỗ trợ gần nhất cho chỉ số. Ngoài ra trên đồ thị ngày, VN-Index khả năng để mất hỗ trợ 23.6% Fibo tương ứng 1.234 điểm là có thể xảy ra trong tuần tới với những biến động khó lường của đợt tăng lãi suất cao tiếp theo của FED vào ngày 22/9. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index cũng đang có 2 vùng hỗ trợ khá mạnh và rất gần trong ngắn hạn là vùng 1.202 – 1.222 điểm. Do đó nếu vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 điểm +/-20 có thể được giữ vững thì kịch bản có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật vào cuối tuần khi thông tin nhiễu động qua đi. Chúng tôi vẫn thiên về kịch bản thị trường sẽ dao động sideways trong vùng 1.280-1.320 điểm trước khi xác định rõ xu hướng đến cuối năm. Với bối cảnh chỉ số VN-Index tiếp tục trong xu hướng điều chỉnh trước những biến động khó lường từ kỳ họp FOMC sắp tới của FED, chiến lược thận trọng nên tiếp tục được duy trì và nhà đầu tư nên tập trung quản trị tốt danh mục đặc biệt là nguyên tắc dừng lỗ nếu trading ngắn hạn.
Chỉ số Vn30-Index hồi phục tích cực hơn so với thị trường chung trong tuần qua, thanh khoản có phần cải thiện chủ yếu do dòng tiền từ cơ cấu quỹ ETF. Với diễn biến hiện tại Vn30-Index nhiều khả năng sẽ xảy ra kịch bản đi ngang tích lũy trước ngưỡng hỗ trợ 0.382% của Fibo thoái lui. Nhà đầu tư tiếp tục thực hiện chiến lược trading T+ trong ngắn hạn. Các hoạt động mua chỉ nên thực hiện trong các nhịp điều chỉnh rung lắc mạnh của thị trường. Tỷ trọng tổng danh mục không nên vượt quá 30% NAV.
Đồ thị kỹ thuật Vn-Index khung thời gian ngày |
Đồ thị kỹ thuật Vn-Index khung thời gian tuần |
Đồ thị kỹ thuật Vn30- Index khung thời gian ngày |
Đồ thị kỹ thuật Vn30- Index khung thời gian tuần |
Cổ phiếu lưu ý:
Chúng tôi duy trì quan điểm giữ nhóm cổ phiếu đầu tư công cho mục tiêu đầu tư trung dài hạn. Ngoài ra, kịch bản thị trường nghiêng nhiều về điều chỉnh và sau đó mới phục hồi do đó, dòng tiền có thể sẽ co cụm vào một số nhóm ngành phòng thủ hoặc có câu chuyện ngắn hạn như: Sản xuất và phân phối điện, Bán lẻ, thực phẩm, Xây dựng Đầu tư công…Ngoài ra một số ngành hút được dòng tiền và có thể xem xét mua tại các vùng hỗ trợ như: BĐS, Thép, hóa chất, dầu khí…